Nói nhỏ :

Mỗi người sinh ra trên cõi đời này có một cơ địa , một tinh cách riêng . Sự đấu tranh sinh tồn và các yếu tố may mắn hình thành nên số phận . Nhưng cuộc đời dù lê thê cỡ nào cũng chỉ là hữu hạn và ngắn ngủi so với thế giới tự nhiên.Ta bước vào nghiệp dạy Toán như một lẽ thường vì ta đam mê sự suy luận sáng tạo , tính kiên trì ; sự chính xác và được tự do cô đơn.

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

Các phím chức năng trên keyboard

TÌM HIỂU BÀM PHÍM CỦA  MÁY TÍNH
Thao tác nhanh với hàng phím F1 đến F12 giúp tiết kiệm vô số thời gian dùng máy tính ít người biết

Các phím chức năng từ F1 đến F12 là hàng phím đầu tiên trên bàn phím máy tính. Tuy ngày nào bật máy, bạn cũng nhìn thấy những chiếc nút ‘thân thuộc’ này nhưng không phải mọi người trong chúng ta đều biết rõ chức năng của chúng.  
Một số phím trong hàng này khá hữu ích và có thể dùng như phím tắt thay cho chuột. Hãy cùng tìm hiểu công dụng của hàng phím từ F1 đến F12 qua HƯỚNG DẪN DƯỚI ĐÂY :

Phím F1
- Dùng để hỗ trợ trên mọi ứng dụng, trình duyệt và các tiện ích… Nếu bạn cần sự trợ giúp chỉ cần nhấn phím F1 thì cửa sổ trợ giúp sẽ mở ra cho bạn mọi thắc mắc.
- Phím F1 còn được sử dụng để vào BIOS, sử dụng khi khởi động máy tính
- Tổ hợp phím Windows + F1 sẽ mở cửa sổ Microsoft Windows help and support center
- Còn nếu đang làm việc với cửa sổ Windows Explorer. Bấm phím Ctrl + F1 sẽ hiển
thị Task Pane
-Shift + F1: Biến con trỏ thành mũi tên hình dấu hỏi để bật Help chi tiết
Phím F2
- Sử dụng hím F2 giúp bạn đổi tên file hay thư mục
- Alt + Ctrl + F2: Mở file như một MS Word
- Ctrl + F2: Mở cửa sổ xem trước trong Word
- Alt+Shift+F2: Save văn bản (trong menu File hoặc bằng Ctrl+S). 
- Ctrl+Alt+F2: Lệnh Open (trong menu File hoặc bằng Ctrl+O)

Phím F3
- Đối với MS-DOS hoặc Windows, bạn có thể dùng phím F3 kết hợp với một số phím khác gọi chức năng tìm kiếm trên các phần mềm thông dụng
- Windows + F3: Tìm kiếm nâng cao cửa sở mở trong Microsoft Outlook
- Shift + F3: chuyển đổi định dạng văn bản giữa chữ hoa và chữ thường trong Microsoft
- Alt+F3: Tạo từ viết tắt trong Autotext.Word 
Phím F4
- Lặp lại thao tác cuối cùng gần nhất
- Khi bạn nhấn F4 trong Windows Explorer và Internet Explorer thì nó sẽ mở ra cho bạn thanh địa chỉ
- Ctrl + F4: Đóng mở cửa sổ trong cửa sổ hiện tại, ví dụ như một tab trong chương trình
- Alt + F4: Đóng cửa sổ hệ thống trong Windows

Phím F5
- Lệnh GoTo/Find/Replace (trong menu Edit)
- Phím chức năng F5 có tác dụng làm mới trang hiện tại (Reload hoặc Refresh) chương trình và thiết kế lại sự sắp xếp các thư mục trong máy tính hay ứng dụng trong Windows
- Dùng khởi động chế độ trình chiếu trên PowerPoint
-Ctrl+F5: Thu nhỏ lại kích thước vùng văn bản mặc định bị thu nổ. 
-Alt+F5: Thu nhỏ lại kích cỡ vùng làm việc mặc định chương trình

Phím F6
- Di chuyển con trỏ trong thanh địa chỉ và dùng để bôi đen thanh địa chỉ trên các trình duyệt
- Ctrl + Shift + F6: dùng để mở tài liệu trong Microsoft Word
- Ctrl+F6: Chuyển sang văn bản kế tiếp (trong trường hợp mở nhiều văn bản) 
- Ctrl+Shift+F6: Chuyển sang văn bản trước đó.

Phím F7
- Dùng để kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp trong một chương trình tài liệu như Microsoft
- Tắt mở các chức năng Caret browsing trên Firefox và IE 8 trở lên
- Lệnh Spelling_kiểm lỗi (trong menu Tool). 
- Shift+F7: Lệnh Thesaurus_từ điển đồng nghĩa (trong menu Tool/Language). 
- Ctrl+Shift+F7: Cập nhật thông tin nối kết trong một văn bản nguồn Word

Phím F8
- Phím này dùng để khởi dộng máy tính vào chế độ an toàn, và thường sử dụng nhiều nhất là chế độ SafeMode
-Mở rộng vùng đã chọn (đã bôi đen). 
- Alt+F8: Chạy một macro.

Phím F9
- Có thể nói F9 gần như không có bất kỳ chức năng gì trong Windows. Nhưng bạn vẫn có thể sử dụng trong một số chương trình cá nhân. Khi bạn nhấn phím F9 thì sẽ xuất hiện chương trình trợ giúp màn hình và chỉ ra cho bạn các từ có chức năng quan trọng
- Cập nhật trường đang chọn. 
- Shift+F9: Chuyển đổi qua lại giữa việc xem mã trường và xem kết quả trường

Phím F10
- Với phím F10 bạn có thể hiển thị thanh Menu trên các cửa sổ đang dùng
- Shift + F10: Giống như click chuột phải
- Với một số dòng máy khi nhấn F10 hệ thống của bạn khởi động sẽ cho bạn thông tin BIOS
-  Bật thanh menu bằng bàn phím. 
Ctrl+F10: Phục hồi cửa sổ văn bản bị thu nhỏ (ngược với lệnh Ctrl+F5). 
- Ctrl+Shift+F10: Phục hồi lại cửa sổ chương trình bị thu nhỏ (ngược Alt+F5) 

Phím F11
- Để mở chế độ toàn màn hình là chức năng của F11. Nó có thể được sử dụng cũng như làm việc trong bất kỳ trình duyệt nào
- Vào chế độ Recovery trên các máy hiệu Emachines, Gateway, Lenovo
- Ẩn các cửa sổ đang mở và hiện màn hình chính trên các máy tính cài Mac OS 10.4 trở lên
- Chuyển tới trường kế tiếp (nếu trong văn bản có nhiều trường) 
- Shift+F11: Chuyển tới trường trước đó. 
- Alt+F11: Bật mã Visual Basic (xem mã nguồn của macro).

Phím F12
- Dùng để mở cửa sổ Save As trong Microsoft Word
- Phím F12 sẽ mở ra hộp Kiểm tra phần tử trong bất kỳ trình duyệt nào mà bạn có
- Hiển thị Menu Boot với một số dòng Mainboard
- Ctrl + Shift + F12: Là lệnh in tài liệu Microsoft Word
- Fn + F1 đến Phím F12  bình thường sẽ làm nhiệm vụ được in trên các phím tương ứng. Cái này thường được sử dụng cho những bạn có máy tính xách tay.
- Shift+F12: Lệnh Save. 
- Ctrl+F12: Lệnh Open. 



Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Ngày tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Mỹ
Kể từ năm 1936, các đời tổng thống Mỹ đều tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1, thường là trong một buổi lễ lớn với đầy đủ mọi nghi thức long trọng để chào đón nhà lãnh đạo mới của đất nước – trừ khi ngày 20 rơi vào Chủ nhật thì lễ tuyên thệ nhậm chức sẽ được làm riêng đúng ngày hôm đó, và tiệc chào mừng được tổ chức vào ngày thứ 2 tiếp theo. Nhưng trường hợp như vậy cũng không mấy xảy ra.

Địa điểm truyền thống tổ chức Lễ tuyên thệ nhậm chức của các đời Tổng thống Mỹ.
Lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Trump sẽ diễn ra như thế nào? Tại sao Lễ tuyên thệ lại vào giữa trưa? Dưới đây là 8 “Điều cần biết” quanh sự kiện này.
1. Lễ nhậm chức của ông Trump kéo dài tới 3 ngày:
Nếu tính cả phần không chính thức, Lễ nhậm chức của ông Trump sẽ kéo dài tới 3 ngày, từ 19-21/1/2017 với sự tham gia của nhiều nhân vật quan trọng và nổi tiếng.
Trước Lễ tuyên thệ chính thức vào ngày 20/1, ông Trump và Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence sẽ đặt vòng hoa tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington và tham dự một buổi hòa nhạc chào mừng ở Tượng đài Lincoln.
2. Lời tuyên thệ của Tổng thống Mỹ chỉ vỏn vẹn 35 chữ:
Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đọc lời tuyên thệ nhậm chức bao gồm thông điệp chỉ vỏn vẹn 35 chữ (không bao gồm tên của ông).
Nội dung thông điệp này tạm dịch là: “Tôi trịnh trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ đảm đương vị trí tổng thống Mỹ một cách trung thành và sẽ làm hết khả năng để giữ gìn, duy trì và bảo vệ Hiến pháp Mỹ”.
Lời tuyên thệ nhậm chức này được ghi rõ trong Hiến pháp Mỹ. Điều II, mục I của Hiến pháp Mỹ nêu rõ: “Trước khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ phải đọc lời tuyên thệ này”.
Thông thường, các Tổng thống Mỹ thường kết thúc lời tuyên thệ bằng câu nói: “Xin Chúa hãy giúp con”. Câu nói mang tính tôn giáo này không bắt buộc.
Bên cạnh đó, Hiến pháp Mỹ không có quy định tân Tổng thống phải đặt tay lên sách gì trong lễ tuyên thệ, nhưng nhiều ông chủ Nhà Trắng vẫn có thói quen đặt tay trái vào cuốn Kinh Thánh.
Hiến pháp Mỹ cũng không quy định ai sẽ là người đọc lời tuyên thệ nhậm chức cho Tổng thống song nhiệm vụ này thường thuộc về Chánh án Tòa án Tối cao.
3. Ông Trump tự viết bài phát biểu nhậm chức:


Tất cả các Tổng thống Mỹ sẽ có bài phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức và mục đích của bài phát biểu này là phải đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân đang chia rẽ vì những ý kiến trái chiều trong cuộc bầu cử 2 tháng trước.
Bài phát biểu này không chỉ vạch ra đường hướng chính sách điều hành của tân Tổng thống trong vòng 4 năm tới mà cũng cần ghi nhận công lao của Tổng thống tiền nhiệm.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên bố sẽ tự soạn toàn bộ bài phát biểu nhậm chức và bài phát biểu này sẽ “ngắn nhưng có tác động mạnh mẽ”.
4.  Ngày tuyên thệ nhậm chức sẽ bao gồm cả phần “lễ” và phần “hội”:
Kết thúc Lễ tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống và Phó Tổng thống sẽ tham gia lễ diễu hành từ Tòa nhà Quốc hội (Capitol Hill) đến Nhà Trắng. Đoàn diễu hành bao gồm học sinh, các ban nhạc ở trường đại học, khối xe mô tô và phân khối lớn, khối cựu binh và các thành viên đang phục vụ trong quân đội, khối hướng đạo sinh và nhiều khối khác.
Ngày tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Mỹ không chỉ có phần “lễ” rất trang nghiêm, long trọng mà còn có phần “hội” bao gồm tiệc chiêu đãi, bắn pháo hoa, tiệc khiêu vũ. Nhưng sự kiện này đã được tổ chức 4 năm 1 lần kể từ ngày 7/5/1789, khi diễn ra vũ hội đầu tiên mừng lễ nhậm chức và vinh danh Tổng thống  George Washington.
Những vũ hội mừng Lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ ngày nay khá xa hoa khi tiêu tốn hàng chục triệu USD và thường diễn nhiều hơn là 1 buổi duy nhất vào đêm của Ngày nhậm chức. Năm nay có đến 20 vũ hội không chính thức để chúc mừng ông Trump nhậm chức bắt đầu từ ngày 18/1.


Cuộc diễu hành sau Lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Obama năm 2013. Ảnh: AP

5.  Chi phí cho Lễ nhậm chức 2017 là bao nhiêu?
Tiền chi cho Lễ Nhậm chức dự kiến sẽ quyên từ các nhà tài trợ, cụ thể là từ những doanh nghiệp Liên bang được hưởng lợi sau khi Tổng thống đắc cử. Trong số đó, có những hãng và công ty lớn như Microsoft. Tổng thống Mỹ Barack Obama là người tổ chức lễ tuyên thệ với chi phí tốn kém nhất từ trước tới nay. Lễ tuyên thệ năm 2009 của ông có chi phí lên tới 160 triệu USD.
Tuy nhiên, Lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Trump năm nay dự kiến phá kỷ lục đó với chi phí từ 175-200 triệu USD. Các nhà tài trợ sẽ trang trải khoảng 70 triệu USD, còn lại sẽ lấy từ tiền thuế của dân.
Ban tổ chức cũng bán vé tham dự Lễ tuyên thệ nhậm chức cho người dân và thường thu hút lượng lớn khách tham dự. Năm 2009 đánh dấu lần đầu tiên nước Mỹ có Tổng thống người da màu, 1,8 triệu lượt người đã đến xem.
6. Ngày nhậm chức của ông Trump là ngày làm việc cuối cùng của ông Obama:
Về mặt lý thuyết, ông Barack Obama vẫn còn là Tổng thống Mỹ cho đến đúng 12 giờ trưa ngày 20/1/2017 theo quy định Hiến pháp sửa đổi lần thứ  20 của Mỹ.
Ông Obama sẽ phục vụ đất nước đến những giờ phút cuối cùng của nhiệm kỳ thứ hai và hoàn tất sứ mệnh lịch sử với tư cách là Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Nhiệm kỳ của Phó Tổng thống Joe Biden cũng kết thúc đồng thời với Tổng thống Obama.


7. Tổng thống mãn nhiệm sẽ chào đón tân Tổng thống:
Tổng thống mãn nhiệm của đảng Dân chủ Mỹ Barack Obama sẽ chào đón và dùng bữa với Tổng thống đắc cử Donald Trumps của đảng Cộng hòa. Đây là truyền thống của các Tổng thống Mỹ để thể hiện sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình từ một chính quyền tổng thống này sang một chính quyền tổng thống khác, kể cả khi không cùng đảng.

8. Vì sao người tuyên thệ nhậm chức năm nay lại là thành viên đảng Cộng hòa?
Có rất nhiều lý giải lẫn hoài nghi về chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11/2016. Song nếu gạt tất cả sang một bên và nhìn vào những thống kê thì có thể thấy cử tri Mỹ có xu hướng không bầu cho Tổng thống của cùng 1 đảng liên tiếp lên nắm quyền. Điều này lý giải vì sao 1 ứng cử viên đảng Cộng hòa chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng sau 8 năm cầm quyền của 1 Tổng thống thuộc đảng Dân chủ.

Lần gần đây nhất cử tri Mỹ chọn 2 Tổng thống kế nhiệm nhau thuộc cùng một đảng và làm việc trọn cả nhiệm kỳ của mình là vào năm 1856, trước cuộc Nội chiến ở Mỹ. Đó là khi ông James Buchanan trở thành Tổng thống thứ 15 của Mỹ kế nhiệm Tổng thống Franklin Pierce./.

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

25 CÂU NÓI NỔI TIẾNG CỦA EINSTEIN


Trong nhiều năm qua, tên tuổi của Albert Einstein đã trở thành một từ đồng nghĩa với thiên tài.
Trong cuộc đời mình, Einstein đã thay đổi cả thế giới, mô tả sự vận hành của thực tại tốt hơn bất cứ ai kể từ thời Isaac Newton, và hé mở tiềm năng của công nghệ bom nguyên tử. Vào năm 1999, ông được báo Time vinh danh là Con người của Thế Kỷ.
Sau đây là 25 câu nói của Einstein được nhiều người trích lại nhất, mỗi một câu đều cho bạn hiểu rõ thêm về tư duy của huyền thoại này.
Về quyền thế
 “Sự tôn sùng quyền thế mà không suy nghĩ chính là kẻ thù lớn nhất của chân lý.” 
Về quy mô
 “Thiên nhiên chỉ cho chúng ta thấy cái đuôi của con sư tử. Nhưng tâm trí tôi không hề nghi ngờ rằng có con sư tử ở đó, ngay cả khi nó không thể xuất hiện toàn thân thể trước con mắt thịt của tôi bởi vì kích thước quá to lớn.” – Trích “Smithsonian, 02/1979
Về chính trị
“Tôi thừa hưởng di sản của người Do thái, là công dân của Thụy Sĩ, và trưng diện như một con người, và chỉ một con người, không hề có gắn kết bất kỳ với nhà nước hay tổ chức quốc gia nào.” – Trích “The Yale Book of Quotations”
Về sự chắc chắn
 “Quy luật của toán học càng liên hệ tới thực tế càng không chắc chắn, và càng chắc chắn thì càng ít liên hệ tới thực tế.”  Phát biểu tại Viện Khoa học Prussian, 01/1921
Về sự khiêm nhường
 “Là con người, người ta được ban cho chỉ vừa đủ trí tuệ để có thể thấy rõ ràng trí tuệ ấy nhỏ bé thảm hại thế nào khi đứng trước thế giới này.” – Trích Thư gửi Nữ Hoàng  Elisabeth tại Bỉ, 09/1932
Về Thuyết tương đối
“Khi người đàn ông ngồi với một cô gái xinh đẹp trong một giờ, dường như đó chỉ là một phút. Nhưng nếu anh ta ngồi trên một cái bếp lò nóng trong một phút, thời gian đó còn dài hơn cả một giờ. Đấy là thuyết tương đối.” – Trích “The Yale Book of Quotations”
Về sự phát triển của bản thân
“Đúng là cha mẹ tôi đã rất lo lắng bởi tôi biết nói khá trễ, đến mức họ phải đi tư vấn bác sĩ. Tôi không thể khẳng định lúc đó mình bao nhiêu tuổi – nhưng chắc chắn là không dưới ba tuổi.” – Trích Thư năm 1954
Về lẽ thường
 “Lẽ thường chẳng khác nào một khoản định kiến đã nằm sẵn trong tâm trí từ trước khi bạn đủ 18 tuổi.” – Trích “The Universe and Dr. Einstein”
Về sự thành công
 “Nếu đặt A là một sự thành công trong cuộc sống, vậy thì A bằng X cộng với Y cộng với Z. Làm việc chính là X, vui chơi chính là Y, còn biết giữ mồm giữ miệng chính là Z.” – Trích “The Yale Book of Quotations”
Về chủ nghĩa quốc gia
“Chủ nghĩa quốc gia là căn bệnh của trẻ con. Nó là bệnh sởi của loài người.” – Trích từ sách “Albert Einstein, the Human Side”
Về những điều huyền bí
“Trải nghiệm tươi đẹp nhất mà chúng ta có chính là những điều huyền bí. Nó là cảm xúc cơ bản đứng trong cái nôi của nghệ thuật và khoa học chân chính. Những ai không biết nó và cũng chẳng còn tự hỏi, chẳng còn lấy làm ngạc nhiên, thì cũng bằng như đã chết, và mắt họ đã bị mờ đi.” – Trích “The World As I See It,” 1930.
Về sự đơn độc
“Ý thức đam mê của tôi về trách nhiệm và công lý xã hội luôn luôn tương phản một cách kỳ quái với sự thiếu vắng nhu cầu phải tiếp xúc trực tiếp với người khác và cộng đồng. Tôi thực sự là “kẻ độc hành” và chưa bao giờ, với cả trái tim mình, thuộc về đất nước, tổ ấm, bạn bè của mình, thậm chí cả người thân ngay trong gia đình; khi đối diện với các mối ràng buộc này, tôi chưa bao giờ mất đi cảm giác cần có một khoảng cách và nhu cầu được đơn độc.” – Trích “The World As I See It,” 1930.
Về vẻ bề ngoài
“Nếu tôi bắt đầu quan tâm đến việc chải chuốt, tôi sẽ không còn là chính mình nữa.” – Trích Thư, 12/1913.
Về trí tưởng tượng
“Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức. Kiến thức thì hạn chế. Trí tưởng tượng lại bao quanh cả thế giới.” – Trích Smithsonian, 02/1979
Về động lực
“Lý tưởng thắp sáng con đường của tôi, và nhiều lần cho tôi dũng khí mới để có thể đối diện cuộc sống một cách vui tươi, đó chính là Chân, Thiện, Mỹ. Nếu không có cảm giác thân hữu với những người cùng tư duy, không có sự hiện hữu với thế giới khách quan, sự bất tận vĩnh hằng trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học, thế giới sẽ dường như trống rỗng đối với tôi. Những mục tiêu nhàm chán của loài người – của cải, thành công bề ngoài, sự xa hoa – tôi luôn xem là đáng khinh thường.” – Trích “The World As I See It,” 1930
Về giáo dục
 “Mục đích [của giáo dục] phải là sự đào tạo ra những cá nhân biết hành động và tư duy một cách độc lập, tuy nhiên lại là những người xem việc phục vụ cộng đồng là vấn đề lớn nhất trong cuộc đời.”  –  10/1936
Về tham vọng
“Điều có giá trị thực sự sẽ không bao giờ phát sinh từ tham vọng hoặc từ ý thức bổn phận đơn thuần, nó bắt nguồn từ tình yêu và sự tận tâm đối với con người và những điều khách quan.” – Trích Thư, 07/1947
Về sự học hỏi
“Hầu hết các giáo viên phí hoài thời gian bằng việc đặt những câu hỏi nhằm tìm những điều học sinh không biết, trong khi nghệ thuật đặt câu hỏi chính là để khám phá xem học sinh thực sự biết và có khả năng biết những gì.” – Trích trong một buổi đối thoại năm 1920.
Về việc suy nghĩ
“Tôi rất ít khi suy nghĩ bằng câu từ. Khi một ý nghĩ đến, về sau tôi mới cố gắng thể hiện nó ra thành lời nói.” – Trích “Productive Thinking,” 1959
Về cuộc sống
 “Một người hạnh phúc đã quá hài lòng với hiện tại, anh ta sẽ không sống quá nhiều ở thì tương lai.” – Trích Smithsonian, 02/1979
Về sự tò mò
 “Điều quan trọng chính là đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi. Sự tò mò có lý do tồn tại riêng của nó.” – Trích Nova.
Về đạo đức trong công việc
“Trạng thái tinh thần cho phép một người làm loại công việc này… là giống với hình thức người ta tôn sùng tín ngưỡng hay yêu nhau; nỗ lực hằng ngày không đến từ chủ ý hay lập trình, mà từ chính trái tim.”  1918
Về tuổi thơ
 “Người lớn bình thường không bao giờ nghĩ về các vấn đề thời gian-không gian… Tôi, trái lại, phát triển quá chậm đến mức tôi không hề thắc mắc về thời gian và không gian cho đến khi đã trưởng thành. Nên sau này tôi đào sâu nghiên cứu vào vấn đề này nhiều hơn bất kỳ một người lớn hay đứa trẻ nào.” – Trích Thư 1956
Về vai trò của khoa học
“Có một điều mà tôi đã học được trong cả cuộc đời: Rằng khoa học của chúng ta, khi đem đo lường với thực tại, là rất thô sơ và ngô nghê – nhưng nó lại là điều quý giá nhất mà chúng ta có.” – Trích sách “Albert Einstein: Creator and Rebel,” 1972
Về sự thúc ép
 “Cách duy nhất để thoát khỏi sự lung lạc của những lời tán dương chính là tiếp tục đi làm việc” – Trích Smithsonian, February 1979


Theo Business Insider