Nói nhỏ :

Mỗi người sinh ra trên cõi đời này có một cơ địa , một tinh cách riêng . Sự đấu tranh sinh tồn và các yếu tố may mắn hình thành nên số phận . Nhưng cuộc đời dù lê thê cỡ nào cũng chỉ là hữu hạn và ngắn ngủi so với thế giới tự nhiên.Ta bước vào nghiệp dạy Toán như một lẽ thường vì ta đam mê sự suy luận sáng tạo , tính kiên trì ; sự chính xác và được tự do cô đơn.

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ DẠY VÀ HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM


Từ một học sinh giỏi Toán quốc tế, Nguyễn Trung Hà đã từ bỏ lối đi được dọn sẵn để hiện tại trở thành một nhà đầu tư “có máu mặt” của Việt Nam. Thẳng thắn và thực tế, đôi chút cực đoan , nhiều ý kiến của anh về Toán có thể sẽ gây ra tranh cãi hay tạo ra dư luận trái chiều.
Anh tham gia kinh doanh vào hàng chục lĩnh vực: điện ảnh, bất động sản, ngân hàng, quảng cáo, PR, báo chí, tin học, thiết bị văn phòng... Nguyễn Trung Hà hiện đang sở hữu và đồng sở hữu vài chục công ty, trong đó đã và đang gây ấn tượng với những cái tên nổi tiếng như FPT, Zodiac (Hoàng đạo), ACB, TOGI, Vĩnh Trinh Company, Thiên Ngân Galaxy...  Nói về mình, Nguyễn Trung Hà “vạch” mấy dòng: “Tôi sinh năm 1962, dân chuyên Toán Chu Văn An , tôi có vợ và 2 con gái. Vợ tôi là Tiến sỹ Toán - Lý, dân chuyên Toán ĐH Tổng hợp. ”.

Hiện nay có nhiều tranh luận chung quanh việc học và dạy Toán học ở nước ta , cũng như việc tranh luận về các đánh giá mức độ các tài năng Toán học Việt nam so với mặt bằng phát triển Toán học trên thế giới . Sau đây xin lượcchép bài của PV báo VietnamNet  phỏng vấn ông  Nguyễn Trung Hà  , Câu nói nổi tiếng của ông là :
                   
                  Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí  ! 

                                          Toán học không có nhiều ý nghĩa với xã hội

PV: Trước khi là một nhà đầu tư, anh từng là một học sinh giỏi Toán?

NTH : Năm 1978, đạt giải ba HSG Toán quốc tế ở Rumani, cùng 40 người đạt điểm cao nhất trong kỳ thi đại học, tôi được gửi lên trường quân sự trên Vĩnh Phúc để ôn luyện tiếng, chuẩn bị cho việc sang Nga.

Năm sau, tôi sang MGU (ĐH Tổng hợp Moskva) học khoa Toán Cơ, ngành Toán lý thuyết, lại chọn Lý thuyết số, môn cổ điển và kém ứng dụng nhất trong các nhánh của Toán học. Nhưng chưa hết đại học thì tôi chán. Tôi tự nhận thấy học Toán xong, rồi cũng không để làm gì.

PV : Vì sao?

NTH : Tôi cho rằng, những gì dân Toán làm là: Tự đặt vấn đề, Tự giải quyết vấn đề rồi lại Tự hoan hô. Nói chung là một chuỗi công đoạn “tự sướng” và ít có ích cho người khác. Nói cách khác, giá trị của việc học Toán và làm Toán không cao. 

PV : Anh có nghĩ rằng nói ra điều này sẽ động chạm?

NTH : Tất nhiên, bất cứ chuyện gì nhạy cảm cũng có thể động chạm. Nhưng, tôi nói với tư cách không phải người ngoại đạo. Tôi cũng từng học Toán. Rất, rất nhiều bạn bè tôi cũng là dân Toán... Trong giới Toán nói chuyện với nhau cũng rất hiểu điều đó. Chúng tôi còn dùng nhiều từ “trần trụi” hơn nhiều: chẳng hạn thủ dâm tư tưởng. Vô nghĩa!

PV : Anh từng học Toán, tức là cũng đã từng thấy rằng nó có ích. Mất bao lâu để anh đi đến kết luận ngược như bây giờ?

NTH : Tất nhiên, ngày xưa, tôi không nghĩ ngay được cái điều mà tôi thấy bây giờ. Nhưng, cuộc đời có những thời điểm, những cột mốc có thể làm người ta thay đổi cách suy nghĩ. Thay đổi một cách sâu sắc, về chất. 
Năm 1982, tôi bị lao phổi và phải vào nằm trong Viện lao Moskva mất 1 năm. Thời gian này, rảnh rỗi nên tôi có nhiều thì giờ suy ngẫm về cuộc đời. Sau khi ra Viện, tôi trở thành người khác hẳn, trong cách nhìn cuộc sống. Tự dưng, tôi nhận thấy một cách rất rõ ràng sự vô nghĩa của những cái mình đang theo đuổi, cụ thể là việc học Toán, hay việc mình muốn đạt cái nọ, cái kia. 

                                                 Người giỏi làm Toán là sự lãng phí

PV : Nhưng, có một thực tế là dân Toán đa phần là những người giỏi và họ dễ thành công, kể cả khi chuyển sang các ngành khác. Tức là Toán học có ích, ít nhất về mặt đào tạo? 

NTH : Có một số khái niệm bị đóng khung trong suy nghĩ. Nói thịt nghĩ ngay là thịt lợn. Nói giỏi hầu như chúng ta cũng hiểu là giỏi Toán, nếu giỏi Văn, giỏi Lý, Hoá... sẽ cần phải chua thêm mấy cái danh từ phụ. 

Cá nhân tôi nghĩ có sự nhầm lẫn ở đây. Nhiều người nghĩ những người học giỏi Toán khi nhảy sang các ngành khác làm cái gì cũng dễ giỏi, dễ thành công, tôi lại cho rằng, những người giỏi Toán, bản thân họ là những người giỏi, tức là họ có nhiều tố chất về trí tuệ để dễ thành công... Mà người giỏi thì học gì, làm gì cũng dễ giỏi kể cả học Toán. 

Chẳng qua, người có trí tuệ tốt từ bé thường được hướng, hoặc tự chọn vào những môn mang tính khoa học, nhất là Toán. Thành ra, mật độ những người giỏi “dính dáng” đến Toán là tương đối cao, nên dẫn đến sự đánh đồng khái niệm: dân Toán là dân giỏi. Sự lãng phí ở đây là lẽ ra phải cho những người giỏi đó học ngành khác hữu ích hơn là Toán.

PV : Nhưng rõ ràng, rất nhiều kiến thức của Toán đã và đang được áp dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau?

NTH : Chúng ta nhầm lẫn trong việc định nghĩa thế nào là ứng dụng, dẫn đến hiểu Toán có ứng dụng trong nhiều ngành. Không phải vậy. Toán hoàn toàn không có ứng dụng. Tôi nghĩ kiến thức Toán ở bậc ĐH là bắt đầu không cần thiết. Càng nghiên cứu lên cao, Toán càng ít tính ứng dụng hơn. Lúc đó, nó chỉ phục vụ cho những sự phát triển nội tại của bản thân nó thôi. Tôi cho rằng vô ích. Nếu muốn nước ta đi nhanh hơn thì có lẽ nên bỏ qua ngành học này.

PV : Anh có mạnh miệng quá không? 

NTH : Đó là sự thực. Để nói là vô ích hay không thì xác định xem ta đứng ở điểm nào đó để nhìn. Nhiều người cứ lý luận, hoặc có thể chính họ tin rằng, Toán hữu ích. Nhưng, nhìn ở góc độ phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện tại, cống hiến của Toán thực sự không có gì.

PV : Vậy, anh nói thế nào, khi vẫn luôn có những hình thức tôn vinh đóng góp của các nhà Toán học? Và, cả những nỗ lực và sự đầu tư để Toán phát triển. Phải chăng xã hội nhầm lẫn hết?

Toán là một trò chơi. Tôi ví dụ, thi nhảy cao chẳng hạn, cũng là một trò chơi, một trò thể thao. Bản thân cái việc nhảy cao, chẳng có ý nghĩa gì cả, ngoài 1 điều duy nhất là có tác dụng về tinh thần. Nó có thể thoả mãn khát khao chinh phục một cái gì đấy, hay thúc đẩy cho nhiều người yêu thích và hứng thú luyện tập thể dục. 

Toán học cũng vậy. Học tiếp lên, nghiên cứu tiếp lên, có thể ra được những cái khá hơn cái cũ, cũng như nhảy cao, cố gắng 2m10, rồi 2m12 sẽ đạt được mục tiêu là chinh phục kỷ lục nào đó. Ngoài ý nghĩa này thì toàn bộ công đoạn nỗ lực đó là vô nghĩa.

PV : Vô nghĩa? Giải thưởng Clay của Ngô Bảo Châu được nhiều người coi là niềm tự hào là một ví dụ phản bác lại nhận định của anh?

NTH : Đúng, nó là sự tự hào. Về khía cạnh này thì rất có ý nghĩa. 

Những nhà Toán học thành công, cũng như những VĐV thể thao thành công sẽ nuôi dưỡng được niềm tự hào cho những người liên quan, trong gia đình, thậm chí trong cộng đồng của họ. Nhưng, điều ấy có ý nghĩa gì khác, cũng như kỷ lục thế giới có ý nghĩa gì, ngoài cái danh kỷ lục?

Đừng vẽ son, tô hồng quá cho dân Toán. Phát triển xã hội thì đừng đưa những đầu óc tinh tuý nhất vào ngành Toán, để họ trăn trở với những việc tự đặt vấn đề rồi tự giải quyết vấn đề. Lãng phí. Những đầu óc ấy có thể làm được việc khác, hữu ích hơn nhiều lần.

PV : Anh lấy những tiêu chí nào để đánh giá một cái gì đó là hữu ích?

NTH :  Đơn giản thôi, một cái gì đó hữu ích là khi người ta dùng nhiều. Thực ra, chính xác hơn, dùng nhiều mới là có khả năng hữu ích chứ chưa dám chắc là hữu ích thật sự. Chứ nhiều kiến thức Toán cao siêu, trừ một bộ phận rất nhỏ của xã hội hiểu được, còn đa phần chẳng ai hiểu gì, thế thì nói gì đến dùng hay ứng dụng. 

Những nhà Toán học hi sinh vì xã hội để đi lừa đảo đám đông. Họ có đóng góp rất ít ngoài việc việc làm gương để khích lệ thêm nhiều trí tuệ tinh hoa khác đi theo vào con đường đó, mà chính ra, ngay cả điều này không nên nhìn nhận là đóng góp.

BÌNH LUẬN THÊM VỀ HỌC TOÁN : fb  NGUYỄN TUẤN HẢI
 Một bài viết của FB Nguyen Tuan Hai
                                                          DÂN CHÂU Á : GIỎI TOÁN LÀ TẤT CẢ
Khá lâu rồi, anh Nguyễn Trung Hà của Thiên Việt Group và là người đoạt HCD IMO đã nói đại ý : " học Toán như đốt tiền để sưởi " và : " rất ít có ứng dụng ". Những phát biểu của anh một mặt nhận được sự suy nghĩ nghiêm túc từ một số ít người ( trong đó có tôi ), mặt khác nhận được sự ném đá thậm chí chửi rủa của số đông mọi người.Tại sao lại như vậy?Bởi : ở Việt Nam, hầu hết mọi người đặc biệt là các cha mẹ đều cho rằng :
                                                   
                                                         HỌC GIỎI TOÁN MỚI TỐT VÀ CÓ TƯƠNG LAI :

Chuyện này cũng rất phổ biến ở Trung Quốc và phần còn lại ở châu Á.Tất cả các kỳ thi mang tính chất quyết định tương lai của một học sinh hay thậm chí là của một con người ở Việt Nam như chuyển lớp hay chuyển cấp đều có môn Toán là môn bắt buộc. Các nhà làm chính sách giáo dục quốc gia gần như mặc nhiên coi tư duy Toán là tư duy quan trọng nhất và là cầu nối để phát triển các loại hình tư duy và thông minh khác. Toán học từ đó đã trở thành một công cụ trong các cuộc đua về thành tích cho các cấp quản lý giáo dục. So với việc làm cho học sinh trở nên giỏi giang một cách đa dạng và giành thành tích cao trong các kỳ thi quốc tế thì Toán là môn " dễ xơi " nhất.
                                                       
                                                          GIẢI TOÁN KHÔNG PHẢI LÀ HỌC TOÁN :

Xin phải nói ngay việc này vì ở VN người ta đánh đồng hai việc này với nhau. Có thể do thiếu hiểu biết và nhầm lẫn mà cũng có thể do cố tình làm cho nó thành ra như thế.Tất nhiên giải Toán là một phần nhỏ của việc học Toán và có thể là một phần lớn của việc làm Toán. Các nhà Toán Học đều phải đi giải 1 hoặc một vài bài Toán lớn nào đó mà qua đó họ có thể xây dựng và phát triển được môt lý thuyết Toán học mới của riêng mình, đóng góp vào sự phát triển của Toán học nhân loại nói chung.Người giải bài Toán Fermat hay SG Ngô Bảo Châu là những ví dụ như vậy.Còn với học trò, các em không có nghĩa vụ phải đi giải các bài Toán và chỉ giải các bài Toán khi học Toán. Thậm chí với các bài Toán mà các em học sinh Việt Nam " phải " giải đó thì có rất ít các bài mà nó cho thấy được vẻ đẹp của Toán học hay qua đó phát triển tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề.Hầu hết các bài là đố mẹo và lắt léo và đòi hỏi phải đi học thêm và luyện tập nhiều lần thì mới giải được. Các em không qua các lớp học thêm để luyện thì gần như không có khả năng giải được. Dù cho các em có xuất sắc về tư chất.Nói cách khác, học Toán phải là một hành trình khám phá vẻ đẹp của môn học, qua tri thức tuyệt vời và qua việc tìm hiểu các ứng dụng thực tế của nó.Việc giải bài tập Toán chỉ là một phần nhỏ được thiết kế dưới dạng công cụ khám phá mà thôi.Tôi cũng cho rằng, việc cha mẹ và các thầy cô dạy môn Toán bắt đứa trẻ ngồi cả buổi học Toán chỉ để giải hết bài này tới bài kia là một hành động DÃ MAN đối với con trẻ.
                                                             
                                                                GIỎI TOÁN CÓ PHẢI LÀ GENE CỦA CHÂU Á?

Tôi dám khẳng định là KHÔNG cho dù chả có chứng cứ khoa học nào để bảo vệ cho câu trả lời của mình cả.Tôi chỉ biết rằng thời gian và năng lượng mà chúng ta và dân châu Á dành cho môn học này là quá lớn và gấp nhiều lần so với dân châu Âu Mỹ. Thực hành kiến thức và trải nghiệm các ứng dụng là các tiếp cận của Âu Mỹ không chỉ với một môn là Toán mà còn với toàn bộ các môn học khác đặc biệt là các môn khoa học.Họ muốn kiến thức chỉ là một cái cớ để trẻ em phát triển được 2 thứ sau :
   1. Các loại tư duy trong đó tư duy sáng tạo là quan trọng nhất.Bọn nhóc không được phép đóng khung trong một loại hình kiến thức. Không bao giờ được nhồi nhét và " dội kiến thức " cho chúng ướt đẫm để chúng không dám tiếp nhận cái mới, không dám mạo hiểm khám phá và tìm kiếm cái mới ( aks questions and take chances ).Việc giải bài tập có mặt trái của nó là đóng khung suy nghĩ của trẻ em và ngăn cản chúng sáng tạo.
   2. Phương pháp làm việc trong đó có kỹ năng giải quyết vấn đề và phương pháp nghiên cứu khoa học.Từ cấp 2, trẻ em phương Tây đã phải làm nghiên cứu và thí nghiệm khoa học và đặc biệt hơn là chúng phải biết viết báo cáo cho bài nghiên cứu hay thí nghiệm của mình - thứ mà hoàn toàn xa lạ với các cậu bé và cô bé giải Toán thành thần ở Việt Nam.Hiện nay ở Việt Nam có xu hướng cho trẻ luyện thi giải bài để tham gia ngày càng nhiều các kỳ thi " quốc tế " mà dân Việt còn nắm rõ hơn là dân của nước mà kỳ thi đó có xuất xứ. Nhà nhà đi thi, nhà nhà luyện thi và đua nhau mua những bộ sách giải bài tập với các tên gọi mỹ miều như kiểu : " đánh thức tài năng Toán học " ...vv...Ngay cả một kỳ thi nên là một sân chơi như mục đích ban đầu của nó là Violympic cũng đã bị biến tướng bởi nhà quản lý ( cho phép cộng điểm khi chuyển cấp ) và phụ huynh ( cho con luyện thi các bài từ trước để khi vào thi chỉ cần nhớ và nhấp chuột là xong ).Tai sao lại thế nhỉ?Chẳng lẽ người Việt điên mất rồi hay sao?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét