VÀI NÉT VỀ GIÁO SƯ PHAN ĐÌNH DIỆU
Năm 1962, ông được cử đi Liên Xô làm nghiên cứu sinh tại Khoa Toán học tính toán và Điều khiển học, trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov.
Mùa hè năm 1965, sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ, ông được đề nghị ở lại làm tiếp luận án tiến sĩ khoa học và đến năm 1967, ông về nước với học vị Tiến sĩ Khoa học.
Hai vợ chồng GS Phan Đình Diệu (vợ là bà Văn Thị Xuân Hương, em gái của thầy Văn Như Cương)
Ông được cử đến công tác tại Uỷ ban Khoa học Nhà nước, bộ phận máy tính, cùng các bạn đồng nghiệp khác xây dựng phòng Toán học tính toán vừa được thành lập.
Năm 1975, trong một chuyến thực tập tại Pháp, ông đã được tiếp xúc với nhiều thành tựu hiện đại của ngành tin học trên thế giới. Từ đó, ông đã say mê tìm hiểu hai hướng phát triển mà ông cho là có triển vọng nhất và có thể ứng dụng và phát triển ở Việt Nam là vi tin học (trên cơ sở kỹ thuật vi xử lý và máy vi tính) và viễn tin học (trên cơ sở công nghệ viễn thông và mạng máy tính).
Đầu năm 1977, Viện Khoa học tính toán và điều khiển được chính thức thành lập, và ông được phân công làm viện trưởng. Là người dự thảo kế hoạch và cũng là người quản lý, từ năm 1977 đến 1985, ông đã đưa viện vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại của buổi đầu hoạt động, xây dựng được một số hướng nghiên cứu chính về tin học.
GS Phan Đình Diệu với cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng và một số nhà khoa học lớn
Sau đó, ông làm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Phó trưởng thường trực Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin (1993-1997), Thành viên Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam (từ năm 1992).
Ông còn là người sáng lập và Chủ tịch đầu tiên Hội Tin học Việt Nam.
Từ trái sang: GS Tạ
Quang Bửu, GS Lê Văn Thiêm và GS Phan Đình Diệu.
|
Viện trưởng Trần Đại Nghĩa
cùng các Phó Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam: Từ trái sang : Nguyễn Văn Đạo, Nguyễn Văn
Hiệu, Trần Đại Nghĩa ; Phan Đình Diệu (ảnh chụp nhân dịp nhân dịp kỷ niệm 80 năm sinh nhật GS. Trần Đại
Nghĩa-1993)
GS Phan Đình Diệu là một người thầy tâm huyết với giáo dục, là người có công lao to lớn trong việc xây dựng và phát triển ngành Tin học Việt Nam.
Gia đình GS Phan Đình Diệu và bà Văn Thu Hương có 3 người con là Phan Dương Hiệu (Dương Hiệu là cách nói lái của tên hai vợ chồng Diệu Hương), Phan Thị Quỳnh Dương và Phan Thị Hà Dương, trong đó GS Phan Dương Hiệu, PGS Phan Thị Hà Dương, là những nhà toán học sớm đạt được nhiều thành tựu từ khi còn trẻ.
Gia đình Hạnh phúc và Thành
đạt của GS Phan Đình Diệu
Hai vợ chồng GS Phan Đình
Diệu năm 2009. Ảnh: báo Tuổi trẻ
*TT : Thưa giáo sư, hơn nửa thế kỷ dạy đại học, ông có nhận xét gì về các bạn trẻ sinh viên?
GS Phan Đình Diệu: Có
nhiều em giỏi, tư chất thông minh, làm nghiên cứu được.
* TT : Còn điểm yếu của họ?
GS Phan Đình Diệu: Tính
chủ động, độc lập yếu. Tự mình tìm tòi, tự suy nghĩ, tìm kiếm ý tưởng còn yếu.
Chỉ mới làm theo phận sự thầy giáo giao, còn tự suy nghĩ tìm vấn đề mới thì
yếu. Rất dễ hiểu vì nếp dạy của mình thế.
* TT : Thưa, bây giờ ai cũng nói nhiều về điều đó nhưng không
biết sửa như thế nào?
GS Phan Đình Diệu: Đúng
là ta nói nhiều: phải dạy học trò tư duy sáng tạo. Nhưng thế nào là tư duy sáng
tạo thì chưa bao giờ có sự trao đổi giữa thầy và trò để truyền thụ kinh nghiệm
và những tố chất ấy cho học trò nên căn bản vẫn là tiếp thu kiến thức một cách
thụ động. Khả năng tiếp thu tốt nhưng từ tiếp thu tốt tới sáng tạo là một quá
trình, đòi hỏi phải được rèn luyện. Giáo dục ta nói nhiều về yêu cầu sáng tạo,
độc lập tư duy nhưng chương trình học gần như chưa lồng ghép những năng lực đó
cho học sinh. Đó là ở những môn khoa học. Còn khoa học xã hội lại yếu hơn nữa.
Điều này cần có trong nội dung cải cách giáo dục, đổi mới giáo dục trong thời
gian tới.
*TT : Cụ thể như thế nào, thưa giáo sư?
GS Phan Đình Diệu: Năng
lực sáng tạo, tư duy sáng tạo, tư duy phê phán... tất cả đều có bài bản, lý
luận của nó. Trước hết ông thầy phải được học. Phải chú ý bồi dưỡng giáo viên
năng lực ấy trước tiên. Nhiều nước trên thế giới có giáo trình dạy tư duy phê
phán, đổi mới sáng tạo cho con người, tư duy độc lập, tư duy sáng tạo... Thầy
mình không được học thế bao giờ, mà cũng không có điều kiện tự học những thứ
đó. Muốn đại trà phải học kinh nghiệm các nước tiên tiến đào tạo từ giáo viên.
Giáo viên sẽ chủ động thực hiện được.
* TT : Giáo sư có lời khuyên nào với người trẻ tuổi có khát vọng
trở nên giỏi giang và tài năng?
GS Phan Đình Diệu: Tôi
không có gì ở bản thân để khuyên cả.
*TT : Nhưng là một người thầy, giáo sư có thể nói với học trò
của mình chứ?
GS Phan Đình Diệu: Theo
tôi nghĩ, tự mỗi người qua kinh nghiệm của mình tạo ra cách làm cho mình có năng
lực nào đấy. Thí dụ, có thể khuyên gì với người đang khát khao tìm tòi kiến
thức?
Không bao giờ xem cái đã học là đủ rồi. Luôn nghĩ rằng bên
cạnh cái biết rồi còn những điều chưa biết, chưa được học. Ngay trong học khoa
học, tôi đã có chút máu "nổi loạn" rồi. Học toán đại học nhưng khi
học kiến thức tôi không nghĩ đó là chân lý duy nhất, chưa hẳn luôn luôn đúng.
Chắc có khoa học, lý thuyết khác điều mình đã học, thậm chí ngược lại. Do đó
phải tìm hiểu điều đó có không, nó ở đâu, tìm nó băng cách nào.
* TT : Xin giáo sư cho một ví dụ?
GS Phan Đình Diệu: Thí
dụ trong toán học, một môn khoa học ai cũng nghĩ tất nhiên 1+1=2, là chân lý.
Nhưng có phải vậy không. Hồi mới tốt nghiệp đại học tôi đã hoài nghi chuyện ấy.
Cũng như có nhất thiết không phải không là có hay không. Tôi hoài nghi. Có chân
lý nào khác không. Hay là có những chân lý khác nhau. Tôi không tin cái gì
tuyệt đối cả. Điều này nó lẳng nhẳng theo tôi hết địa hạt này đến địa hạt khác,
hết lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.
*TT : Hiện giáo sư đang tìm tòi nghiên cứu vấn đề gì?
GS Phan Đình Diệu: Tôi
đang nghiên cứu về cái phức tạp, khoa học về cái phức tạp. Nhiều cái hay tôi
học được ở người ta thôi. Cái phức tạp không thể nhận diện được hoàn toàn,
không rõ ràng, không chắc chắn, không mô tả được đầy đủ. Con người không bao
giờ bất lực trước khó khăn gì, nhưng đừng ảo tưởng là hiểu đầy đủ. Cái phức tạp
cũng đang là đối tượng nghiên cứu của khoa học thế giới hiện nay.
* TT : Những ý tưởng, suy nghĩ mới này có thể lồng vào để hiểu
các vấn đề đơn giản hơn trong giáo dục, học hành như thế nào?
GS Phan Đình Diệu: Tôi
không thuộc những người quá bi quan về giáo dục, nhưng cũng không thuộc loại
xem mọi sự tốt cả rồi. Giáo dục là cuộc đời. Mà cuộc đời vốn phức tạp lắm. Dạy
người ta sống trong cuộc đời, nhiều yêu cầu, nhiều mẫu hình. Không theo mẫu.
Đừng bắt. Họ phải theo những gì họ được thuyết phục. Tự mình đánh giá, xác
định. Đó là một trong những cách để trưởng thành.
* TT : Xin cảm ơn giáo sư!
* TT : Xin cảm ơn giáo sư!
Nguyễn Thị Ngọc Hải thực
hiện
HOÀNG HẢI VÂN https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1805211516204567&set=a.1464332960292426.1073741828.100001472083411&type=3
GS PHAN DƯƠNG HIỆU NÓI VỀ CHA MÌNH-GSPHAN ĐÌNH
DIỆU
GS Phan Dương Hiệu lấy bằng Tiến
sĩ và Tiến sĩ khoa học về Mật mã tại trường ĐH hàng đầu nước Pháp Ecole Normale
Supérieure (ENS). Từ năm 36 tuổi, anh là giáo sư tại Viện nghiên cứu XLIM, ĐH
Limoges, Pháp, thành viên liên kết của Nhóm Mật mã tại ĐH ENS. Nghiên cứu của
anh tập trung vào việc sử dụng các phương pháp toán học trong việc thiết kế các
chương trình mã hóa, được anh công bố tại các hội nghị và tạp chí đầu ngành...
Là thành viên của Ủy ban điều hành hội mật mã châu Á từ năm 2013, đồng chủ tịch
hội nghị Asiacrypt 2016 tại Hà Nội cùng GS Ngô Bảo Châu. Đồng thời là giám đốc
chương trình Master 2 Mathematics - Cryptis - chương trình Thạc sĩ chuyên về mật
mã đầu tiên ở Pháp, được lập ra từ 30 năm trước, đã đưa nhiều sinh viên từ Việt
Nam sang đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ .
“Đối với chúng con, niềm say mê của
bố với khoa học, những trăn trở của bố với đất nước là lời dạy vô giá. Những
lời phát biểu chân thành, dũng cảm; giản dị nhưng đầy mạnh mẽ - như mong ước
của bố - sẽ như một giọt nước nhỏ bé hòa vào nhiều triệu giọt nước khác của dân
tộc để tạo thành dòng thác đổi mới của đất nước. Giọt nước đó sẽ không tan đi
khi bố chia xa...” - GS. Phan Dương Hiệu, con trai của cố GS. Phan Đình Diệu
nói lời tiễn biệt bố mình.
Hơn 10 ngày sau khi đưa tiễn bố, cũng là người
thầy lớn của mình, GS Phan Dương Hiệu đã dành cho chúng tôi một cuộc trò chuyện
về những giá trị tri thức - tinh thần mà bố anh đã trao truyền, để lại...
“Một thời, chúng ta đã đi nhanh”
- Theo đánh
giá của GS.TS Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam thì trình
độ tin học của Việt Nam những năm 1970 là cao hơn so với các nước Đông Nam Á
khác, mà công đầu là nhờ GS Phan Đình Diệu - “người anh cả của nền tin học Việt
Nam”. Tiếc rằng: “Chúng ta từng đi trước, nhưng vì nhiều nguyên nhân nên đã tụt
lại phía sau”. Nguyên nhân, theo anh là do đâu?
-
Muốn phát triển một lĩnh vực, điều quan trọng nhất vẫn là con người. Tôi được
nghe các chú trong Viện Khoa học Tính toán & Điều khiển (nay là Viện CNTT Việt Nam, nơi GS
Phan Đình Diệu là Viện trưởng đầu tiên - PV) kể lại, bố tôi có
khả năng truyền cảm hứng và thu hút những người giỏi, trẻ về Viện. Nhờ thế,
Viện đã có một đội quân chất lượng, đầy nhiệt huyết, say mê phát triển các ý
tưởng mới. Đất nước bấy giờ cũng có những người tâm huyết lãnh đạo lĩnh vực
giáo dục, nghiên cứu như cụ Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa... Một khi mà người đi
đầu, cộng với cơ chế cho phép việc thu hút và trọng dụng con người dựa trên
thực lực tài năng và tâm huyết của họ, chúng ta đã đi nhanh. Ngược lại, khi có
những rào cản cho việc trọng dụng và sử dụng tài năng, làm người giỏi phải ra
đi, việc tụt hậu trong một thế giới đầy năng động, thay đổi từng giờ, là không
tránh khỏi.
- Cũng theo lời GS Hà Huy Khoái: “Sự phát triển, những vấn đề mà xã
hội đang phải đối mặt gần như là “minh họa” những gì GS Phan Đình Diệu từng nói
từ mấy chục năm trước”. Điển hình là quốc nạn tham nhũng, mà bố anh từng nhận
định: “Tham nhũng về thực chất là biến một cách phi pháp quyền lực thành hàng
hóa”. Ngày hôm nay, khi chứng kiến những vấn nạn chạy chức chạy quyền, những
đại án tham ô tham nhũng... theo anh, cần phải làm gì để giúp kiểm soát được
“thị trường quyền lực” đó?
-
Những vấn nạn chạy chức chạy quyền, những đại án tham ô tham nhũng ngày hôm nay
chứng tỏ: Quyền là một thứ hàng hóa siêu lợi nhuận và người ta phải đút lót
(một cách đầu tư) để chạy quyền, rồi khi có nó thì tận thu (tham nhũng).
Chúng
ta vui mừng khi những đại án được đưa ra ánh sáng. Nhưng đó chỉ là bề nổi, để
hướng tới triệt tận gốc vấn nạn này thì cần sự đổi mới mạnh mẽ để tăng sự minh
bạch. Và để được như thế thì cần phải bỏ sự độc quyền, không thể có minh bạch
nếu vừa làm vừa tự kiểm tra. Đối với tôi, độ minh bạch nhân với độ tham nhũng
có “tích không đổi”. Không có xã hội nào tuyệt đối minh bạch, do vậy cũng không
có xã hội nào không có tham nhũng. Nhưng tham nhũng sẽ trầm trọng hơn ở những
nơi độ minh bạch thấp.
- “Bố nói với con, cuộc sống cần nhất sự trung thực. Tưởng chừng đơn
giản nhưng trung thực bao gồm cả dũng cảm, trung thực với chính mình để có
những chính kiến độc lập, và trung thực trong cuộc đời để dũng cảm nói lên
những ý kiến tâm huyết...” - Chứng kiến và trải nghiệm nào đã khiến anh nghĩ
rằng: Để sống trung thực chưa bao giờ là điều đơn giản?
-
Không chỉ là những trải nghiệm riêng lẻ, tôi ngấm dần điều đó trong cuộc sống,
qua những việc làm của bố tôi. Sống trung thực đòi hỏi tâm thế sẵn sàng chấp
nhận những mất mát trong sự nghiệp và cuộc sống để có thể đối diện và lên tiếng
thẳng thắn trước những vấn đề gai góc của xã hội.
- Anh từng
viết: “Trong mật mã, việc xây và phá xảy ra liên tục và bổ trợ lẫn nhau để phát
triển ngành”. Nhưng trong những ưu tư trăn trở của bố anh trước công cuộc đổi
mới của đất nước, việc “người xây kẻ phá” lại bị coi là một rào cản kìm hãm sự
phát triển. Đã bao giờ anh liên hệ thế?
- Xây và
phá trong mật mã giống như sự phản biện trước một lý thuyết mới, khác với ý
“người xây kẻ phá” trong cuộc sống. Phá ở đây là để cho thấy lý thuyết anh đưa
ra không thuyết phục, vì thế anh cần phát triển nó tốt hơn. Trong mật mã, có
những sơ đồ đứng vững trong hàng thập kỷ rồi bị phá bởi những công cụ tấn công
mới. Nếu sự phá là công khai thì mọi người đều biết để tránh và xây sơ đồ mới
tốt hơn. Còn nếu phá mà bí mật thì có thể gây nhiều tác hại, ta cứ dùng cái mà
ta tưởng là tốt, nhưng thực chất lại đã bị phá và do đó không còn bảo mật được
thông tin.
Cũng như
vậy, nhiều lý thuyết trong cuộc sống cần được phản biện. Cuộc sống thay đổi,
khó có lý thuyết nào là bất di bất dịch. Nếu sự phản biện là công khai, ta sẽ
biết nên giữ cái nào, bỏ cái nào để phát triển. Còn nếu sự phản biện bị hạn chế
thì rất dễ khiến ta đi theo những lý thuyết lỗi thời.
“Tại sao
lại áp lực khi có một ông bố giỏi?”
- Chiếc máy
tính đầu tiên ở Việt Nam đã được tạo ra bởi bố anh và cộng sự, với sự trợ lực
từ những người bạn Pháp. Đó có phải là lý do anh chọn nước Pháp làm nơi học tập
và tu nghiệp?
- Không,
lựa chọn của tôi không liên quan gì tới câu chuyện chiếc máy tính đầu tiên của
Việt Nam cả. Nhưng đúng là bố tôi có nhiều kỷ niệm đẹp với nước Pháp, cũng như
các cộng sự Pháp và tự một lúc nào đó tôi đã quý mến nước Pháp hơn là những nơi
khác.
- Ở vào thế
hệ anh, cũng như sau này, hầu hết dân IT đều coi nước Mỹ là thiên đường của
CNTT. Vì sao anh vẫn gắn bó với nước Pháp?
- Trong
ngành mật mã tôi theo đuổi thì Pháp là một trung tâm có vị thế khá vững ở hàng
đầu trên thế giới. Môi trường sống, bề dày văn hóa và lịch sử châu Âu rất hấp
dẫn, xã hội Pháp tôn trọng quyền con người. Một khi xa quê hương, tôi thấy Pháp
là nơi thích hợp cho việc phát triển khoa học và cuộc sống.
- Bảo vệ
tiến sĩ ở một trường tốt nhất châu Âu và hàng đầu thế giới, từng đảm nhiệm vị
trí Chủ tịch hội nghị của một trong những hội nghị lớn nhất thế giới về mật
mã... hành trang anh có được là gì, và món quà nào anh có thể tặng cho đất
nước?
- Đó là
những hoạt động bình thường của một người làm khoa học và nó gây hứng thú cho
nhà khoa học. Tôi không bao giờ nghĩ sẽ đem lại món quà gì cho đất nước. Nếu có
thể đóng góp gì đó có ích thì cũng là nhu cầu tự nhiên của một người con luôn
muốn gần gũi quê hương, giúp bản thân có thêm động cơ để phấn đấu và phát
triển.
- Tục ngữ
Việt Nam có câu: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Đã bao giờ anh cảm thấy bị áp
lực bởi quan niệm đó và cái bóng quá lớn của bố mình?
- Chưa
bao giờ. Tại sao lại bị áp lực vì có một ông bố giỏi nhỉ? Tôi chỉ thấy may mắn
và hạnh phúc vì bố tôi rất say mê công việc và yêu thương vợ con. Tôi nghĩ câu
tục ngữ đó mang tính động viên hơn là gây áp lực. “Mọi lý thuyết đều có thể
sai”, và câu tục ngữ đó cũng có thể sai.
- Thay vì ẩn
mình trong “tháp ngà khoa học”, bố anh dường như luôn chủ trương một thứ “khoa
học phục vụ cuộc sống”. Ở vị trí một nhà nghiên cứu, học thuật, anh nghĩ
mình có thể sống một cuộc đời như bố để cùng hướng đến điều đó?
- Khái
niệm “tháp ngà khoa học” vẫn còn nhiều tranh cãi. Những kết quả lý thuyết số
rất đẹp đã từng được chiêm ngưỡng như những kết quả thuần tuý lý thuyết, nay
lại là cơ sở cho những ứng dụng mật mã mà ta dùng hàng ngày, vậy nó là tháp ngà
hay ứng dụng? Tháp ngà của quá khứ nhưng lại đem tới ứng dụng trong tương lai.
Từ những
năm 1970, bố tôi đã nhìn nhận tương lai sẽ có cuộc cách mạng về xử lý thông tin
với máy vi tính và ông say mê cổ vũ cho sự phát triển tin học. Lựa chọn của ông
là sự kết hợp giữa đam mê khoa học và mong muốn phát triển những ứng dụng có
ích cho đất nước. Để có những ứng dụng hữu ích, một nền tảng lý thuyết vững
chắc là rất cần thiết nên ông đã xây dựng đồng thời những nhóm lý thuyết và ứng
dụng trong Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển ngay từ bước khởi
đầu.
Tôi cũng rất muốn hướng những nghiên cứu của mình vừa mang tính lý thuyết sâu vừa có những ứng dụng có ý nghĩa.
Tôi cũng rất muốn hướng những nghiên cứu của mình vừa mang tính lý thuyết sâu vừa có những ứng dụng có ý nghĩa.
- Đằng sau
một sự nghiệp đồ sộ và một bầu nhiệt huyết cống hiến hết mình cho đất nước,
những món quà nhỏ mà bố anh dành riêng cho vợ con là gì?
- Đó
chính là sự hài hước, giản dị, bình thản trước mọi vấn đề. Đêm nào cũng làm
việc khuya nhưng bố luôn tạo cảm giác ấm cúng cho gia đình. Bố tôi rất thích
đọc sách, ngâm thơ và làm thơ, giọng bố rất truyền cảm. Tôi rất nhớ những đêm
cả nhà quây quần nghe bố đọc thơ....
- Cách bố
anh nuôi dạy ba người con thành đạt có giúp ích nhiều cho “cuốn giáo trình làm
bố” của anh?
- Bố tôi
giản dị lắm, ông không nói gì to tát với tôi nhưng có cách nói truyền cảm hứng
kỳ lạ. Mỗi khi đi công tác, bố thường mua cho chúng tôi những cuốn sách và đĩa
nhạc hay, cả những món đồ chơi độc đáo vừa mới có trên thế giới như rubik, máy
chiếu hình ảnh để giúp khơi gợi trí tò mò. Ông luôn để con cái phát triển tự
nhiên theo sở thích. Tôi nghĩ rằng chúng tôi cũng sẽ làm như ông, để con cái
chủ động trong việc học nhưng tôi cũng dành nhiều thời gian để chơi, trò chuyện
cùng con, cùng tham gia các buổi hòa nhạc, triển lãm, tìm hiểu khoa học...
Mặc dù
lúc này người ta hay nói đến khái niệm “công dân toàn cầu”, nhưng trong thâm
tâm tôi vẫn luôn nghĩ nếu một đứa trẻ có ý thức về quê hương nguồn cội thì sau
này sẽ vững vàng trong cuộc sống. Vì thế, năm nào chúng tôi cũng đưa con về với
ông bà hai tháng hè, đi học hè cùng các bạn Việt Nam.
Và hơn
hết, sự chính trực và cách sống thanh thản lạc quan của bố đã cho chúng tôi một
niềm tin vào Chân lý, vào cái Đẹp của cuộc sống. Đó cũng là điều chúng tôi mong
muốn con mình có thể cảm nhận.
- Tên anh có
phải do bố anh đặt? Anh nghĩ điều gì đã được gửi gắm vào cái tên đó?
- Đúng
vậy, tên bố tôi là Diệu, tên mẹ tôi là Hương, nên bố mẹ tôi lái lại là Dương
Hiệu (các chị tôi cũng tên là Dương), chắc ý mong tôi... đẹp trai như bố và
thông minh như mẹ (cười).
- Xin cảm ơn
những chia sẻ nhiệt thành của anh!
MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ GIÁO SƯ PHAN ĐÌNH DIỆU
GS Phan Đình Diệu là một trong những người đầu tiên gầy dựng
ngành khoa học tính toán của miền Bắc (1968). Chiếc máy vi tính đầu tiên, có
thể coi là của Châu Á, ra đời năm 1980 [được thiết kế với chip Intel 8080A nên
được đặt tên là VT80] là từ phòng thí nghiệm Viện Tin học của ông, bắt đầu từ
những hợp tác trước đó với Viện Kỹ thuật Quân sự có sự giúp sức cả về chuyên
môn và vật chất của ông André Trương Trọng Thi, người được coi là cha đẻ của
máy tính cá nhân.
Theo tiến sỹ Vũ Duy Mẫn: “Năm 1981, sau khi lắp ráp thành công
máy vi tính VT81 và cài đặt được ngôn ngữ lập trình Basic, Viện quyết định thử
nghiệm đưa máy vi tính ứng dụng vào quản lý xí nghiệp cỡ nhỏ và vừa ở Xí nghiệp
máy may Sinco”.
Nhưng, cho dù có nhiều nỗ lực, ngành công nghiệp sản xuất máy
tính chỉ dừng lại ở đó. Tin học là một ngành không thể phát triển trong một
quốc gia tự đóng cửa về chính trị và bị cô lập về thương mại với thế giới bên
ngoài. Rất tiếc là khi tình hình trong nước bắt đầu cởi mở hơn thì GS Nguyễn
Văn Hiệu được đưa lên thay giáo sư Trần Đại Nghĩa, làm Viện trưởng Viện khoa
học Việt Nam. Năm 1993, ông Hiệu loại GS Phan Đình Diệu khi ngành tin học Việt
Nam cần một người lãnh đạo có tâm và có tầm nhất.
GS Hiệu năm ấy 45 tuổi. Ông có mọi ưu đãi của Chế độ, từ kinh
phí nghiên cứu tới quyền hạn. Nắm Viện, ông Hiệu kêu gọi “các anh các chị hãy
tự cứu mình”. Các công ty được thành lập, Viện khoa học Việt Nam nhanh chóng
trở thành một nơi “nửa hàn lâm, nửa chợ trời”[theo TS Giang Minh Thế]. Hàng
nghìn cán bộ tài năng trôi giạt khắp nơi. Nền tin học Việt Nam chuyển một cách
dứt khoát sang nghề… buôn máy tính.
Dù GS Phan Đình Diệu là người viết đề cương thành lập viện Công
nghệ thông tin theo mô hình mới và khi bỏ phiếu thăm dò, ông nhận được tín
nhiệm của đa số tuyệt đối, GS Nguyễn Văn Hiệu vẫn chọn một người có số phiếu
thấp hơn vì lý do “biết làm kinh tế”. GS Phan Đình Diệu tuyên bố từ chức Viện
phó Viện Khoa học Việt Nam và ra khỏi biên chế, những chuyên gia trẻ hết lòng
vì khoa học như Nguyễn Chí Công, Vũ Duy Mẫn, Lê Hải Khôi, Giang Công Thế… bắt
đầu phiêu bạt.
Cho dù vậy, theo GS Chu Hảo - thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ
thời kỳ internet được đưa vào VN - “GS Phan Đình Diệu vẫn là linh hồn của các
chính sách phát triển công nghệ thông tin của nước ta”. Ông là Chủ tịch hội Tin
học và là Phó Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phát triển Công nghệ Thông tin cho tới
năm 1998.
Nếu như, GS Nguyễn Văn Hiệu nổi tiếng là một người biết sử dụng
khoa học để làm chính trị và leo lên tới các đỉnh cao danh vọng thì GS Phan
Đình Diệu lại là một con người mà ngay cả trong chính trị cũng chỉ tham gia với
tinh thần khoa học.
Theo ông Trần Việt Phương - thư ký riêng của Thủ tướng Phạm Văn
Đồng - từ đầu thập niên 1960s, khi được Thủ tướng Phạm Văn Đồng hỏi, GS Phan
Đình Diệu đã cho rằng, hệ thống kinh tế Xô Viết sẽ sụp đổ nếu tiếp tục vận hành
như thế này[Hy vọng là Trung tâm Lưu trữ quốc gia vẫn còn giữ được ý kiến này
của GS Phan Đình Diệu].
Rất có thể, quyết định không bổ nhiệm GS Phan Đình Diệu vào năm
1993 của ông Hiệu còn có “lý do chính trị”. Từ năm 1989, GS Phan Đình Diệu có
nhiều phát biểu về “đa nguyên” và đặc biệt là các ý kiến thẳng thắn của ông góp
ý cho Hiến pháp 1992.
Tháng 10-1988, sau khi giải quyết xong vấn đề “đa đảng”[giải tán
hai đảng Dân chủ và Xã hội], Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh bắt đầu “chống đa
nguyên” nhắm vào ông Trần Xuân Bách. Tháng 3-1989, Hội nghị Trung ương 6 khẳng
định “Không chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên”. Ngay sau đó trên báo Đảng, cả
Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Trần Trọng Tân lẫn “nhà nghiên cứu” Trần Bạch
Đằng đều có bài, trên tinh thần “Mác Xít”, nhấn mạnh rằng, “Nếu hiểu đa nguyên
theo nghĩa triết học thì từ lâu đã bị phê phán là sai lầm. Chúng ta không chấp
nhận”.
Ngày 15-8-1989, GS Phan Đình Diệu có bài trên Sài Gòn Giải
Phóng, đáp trả các luận điệu trên đây. Ông cho rằng, muốn “tìm đường đi cho đất
nước trong thế giới hiện đại” thì phải “vận dụng trí tuệ của thời đại” từ
“nhiều nguồn tri thức”. Theo ông, “Những gì xảy ra trong thế kỷ hai mươi là
điều không thể hình dung đối với những bộ óc, dù là vĩ đại, của giữa thế kỷ
mười chín”.
Sau khi đọc bài của Giáo sư Phan Đình Diệu, từ Hà Nội, Bí thư
Trần Xuân Bách gửi cho TBT Sài Gòn Giải Phóng Tô Hoà một tấm danh thiếp, mặt
sau ghi: “Chuyển giùm anh Phan Đình Diệu, tôi ca ngợi bài này”. Đây là bài báo
cuối cùng mà Tô Hoà cho đăng với tư cách tổng biên tập Sài Gòn Giải Phóng. Ngày
28-3-1990, Trung ương cách chức ông Trần Xuân Bách.
Hai năm sau, ngày 12-3-1992, trong một phiên họp góp ý cho Hiến
pháp 1992, GS Phan Đình Diệu đã có một phát biểu rất gây tiếng vang ở Uỷ ban
Trung ương MTTQ Việt Nam. Ông đề nghị “tạm gác lại” việc đưa vào Hiến pháp các
thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Marx - Lenin”. Ông đề nghị phải dũng cảm
để thấy rằng, “mô hình CNXH, cũng như Marx - Lenin không còn đáp ứng được mục
tiêu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay”. Giai đoạn xây dựng một “tổ
quốc Việt Nam trên tinh thần đoàn kết, hoà hợp và tự cường”.
Theo GS Phan Đình Diệu thì Việt Nam dứt khoát phải có “nhà nước
pháp quyền”, chứ không thể tiếp tục “chuyên chính vô sản” hay “pháp quyền nửa
vời”. Đặc biệt, ý kiến của ông về Mặt trận và các đoàn thể cho tới ngày nay vẫn
còn rất thiết thực. Ông đề nghị, Hiến pháp chỉ cần coi lập hội là quyền tự do
của người dân; từ bỏ việc nhà nước hoá các đoàn thể. Ông kêu gọi các đoàn thể
thay vì dựa dẫm vào nhà nước phải lấy quần chúng làm gốc rễ, các cơ quan đảng,
đoàn thể không ăn lương từ ngân sách.
GS
Phan Đình Diệu không sử dụng tài năng và danh tiếng của mình để mưu cầu bổng lộc
hay địa vị. Những năm sau 1975, trong những ngày đói kém, từ Paris trở về, hành
lý của ông vẫn chỉ có sách và các “bản mạch” dùng cho sản xuất máy tính. Khi phải
xuất hiện trên các diễn đàn thì, cho dù ở giai đoạn nào, ý kiến của ông vẫn là
ý kiến của một con người yêu nước, khí phách và trí tuệ.
GIÁO SƯ PHAN ĐÌNH DIỆU GÓP Ý VỀ HIẾN PHÁP
Tại một cuộc họp với các nhà trí thức nghe góp ý kiến sửa đổi
Hiến pháp vào khoảng năm 1999-2000 (sửa đổi năm 2001) do Ủy viên Thường vụ
thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt chủ trì, giáo sư Phan Đình Diệu có một
số góp ý liên quan đến Điều 4 và điều khoản về các quyền tự do dân chủ của công
dân. Lúc đó tôi làm việc ở tòa soạn Báo Thanh Niên tại Hà Nội, có viết một bài
tường thuật về ý kiến của giáo sư gửi vào tòa soạn, nhưng nhắc đi nhắc lại là
để xem cho biết chứ không được đăng. Bài viết đã lâu tôi không còn nhớ nguyên
văn, chỉ nhớ một số nội dung chính như thế này :
Về điều 4 Hiến pháp, Giáo sư Phan Đình Diệu nói rằng, Hiến pháp
năm 1946 cũng như Hiến pháp năm 1959 không có nội dung như điều 4, nhưng Đảng
Cộng sản Việt Nam vẫn giữ vai trò lãnh đạo xã hội trong thực tế. Hiến pháp Liên
Xô mãi đến năm 1977 mới có nội dung này và chính điều này khiến cho Đảng Cộng
sản Liên Xô suy yếu. Giáo sư Diệu nhắc lại tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
vai trò lãnh đạo của Đảng : Đảng lãnh đạo bằng chủ trương đường lối, bằng hành
động gương mẫu của cán bộ, đảng viên, bằng sự thuyết phuc chứ không bằng luật
lệ, rằng chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh “khi nào nhân dân thừa nhận sự
lãnh đạo của Đảng trong thực tế thì Đảng mới giữ được vai trò lãnh đạo”. Chính
vì vậy mà khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tại thế, Hiến pháp Việt Nam không có nội
dung như điều 4. Giáo sư đề nghị, bỏ điều 4 là sự khôi phục tư tưởng Hồ Chí
Minh về sự lãnh đạo của Đảng, làm như vậy không những không làm cho Đảng Cộng
sản Việt Nam yếu đi mà ngược lại sẽ làm cho Đảng mạnh lên, có uy tín hơn.
Về các quyền tự do dân chủ, Giáo sư Phan Đình Diệu lưu ý, Hiến
pháp năm 1946 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do
hội họp, tự do biểu tình… và các quyền tự do khác. Hiến pháp năm 1959 còn tiến
bộ hơn khi ghi thêm câu “Nhà nước bảo đảm thực hiện các quyền tự do đó”. Hiến
pháp hiện hành cũng ghi các quyền tự do này nhưng lại có bước thụt lùi khi ghi
thêm “Các quyền tự do đó được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật”. Giáo sư
Diệu cho rằng, Hiến pháp hiện hành mở ra cho công dân có các quyền tự do, nhưng
lập tức tạo điều kiện cho luật pháp triệt tiêu các quyền tự do đó.
Tóm lại, với những lý do nói trên, giáo sư Diệu đề nghị khôi
phục lại tinh thần của Hiến pháp Việt nam năm 1946, là bản Hiến pháp tiến bộ
không kém gì các bản Hiến pháp tiến bộ khác trên thế giới. Đó cũng là sự trở về
với tư tưởng Hồ Chí Minh trong lập hiến.
Tôi
vẫn còn nhớ, ông Phạm Thế Duyệt đã ghi nhận những ý kiến mà ông cho rằng đó là
“những góp ý có trách nhiệm” của giáo sư Phan Đình Diệu. HOÀNG HẢI VÂN https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1805211516204567&set=a.1464332960292426.1073741828.100001472083411&type=3
Bài thơ "Mừng
Thầy" của GS Phan Đình Diệu
Năm 1982, nhân dịp GS.NGND Nguyễn
Thúc Hào lên tuổi bảy mươi, PGS.TS Toán học Văn Như Cương đã làm một bài thơ
mừng thọ tặng Thầy Nguyễn Thúc Hào:
Kính tặng Thầy
Trăm năm tính mãi cuộc vuông tròn*
Để lại danh gì với nước non?
Chẳng thiết mưu danh cùng kiếm lợi
Không cần trát phấn với bôi son
Xưa đà ngang dọc ngôi trường lớn
Nay vẫn tung hoành mảnh đất con
Còn sống còn xem thời với thế
Rồi đây ai tính cuộc vuông tròn.
(*Thầy Nguyễn Thúc Hào là giáo sư hình học chuyên "tính cuộc vuông tròn")
GS Phan Đình Diệu đã làm bài thơ hoạ lại để tặng thầy Nguyễn
Thúc Hào:
Mừng Thầy
Một tấm gương trong giữ vẹn tròn
Sá bao công lội suối trèo non
Tay dù trắng, đẹp đời trong trắng
Lòng vẫn son, bền chí sắt son
Từng trải nắng mưa, lo việc lớn
Giờ vui mây nước, mảnh tình con
Đời còn sương bụi bao mờ tỏ
Xin mãi long lanh ánh nguyệt tròn
Mừng Thầy
Một tấm gương trong giữ vẹn tròn
Sá bao công lội suối trèo non
Tay dù trắng, đẹp đời trong trắng
Lòng vẫn son, bền chí sắt son
Từng trải nắng mưa, lo việc lớn
Giờ vui mây nước, mảnh tình con
Đời còn sương bụi bao mờ tỏ
Xin mãi long lanh ánh nguyệt tròn
Theo gia đình và các học trò thì đây là bài thơ hay nhất
viết về Thầy Nguyễn Thúc Hào.
Thầy Nguyễn Thúc Hào cũng cảm kích với tấm lòng của các học
trò và cũng đã hoạ lại:
Hoạ bài thơ của anh Văn Như Cương
Ngậm ngùi tuổi đã bảy mươi tròn
Ngậm ngùi tuổi đã bảy mươi tròn
Trả được bao nhiêu, nợ nước non?
Tính toán, không từ nghề bạc phấn
Trồng người, chẳng đoái nghiệp vàng
son.
Dù chưa cống hiến gì to tát
Cũng có góp phần chút cỏn con
Thầy cũ, trò xưa mừng gặp mặt
Ấm lòng đón tuổi bảy mươi tròn.
Ngày 10/10/1982
Ngày 10/10/1982
VÀI KỶ NIỆM VỀ GS PHAN ĐÌNH DIỆU
Trần Văn Nhung (13/5/2018)
Trần Văn Nhung (13/5/2018)
FB Phan Dương Hiệu, ngày 27/6/2017,
thông báo đã mua được trên trang sách của Hội Toán học Mỹ cuốn sách in công
trình khoa học của GS Phan Đình Diệu, 228 trang: "Some Questions in
Constructive Functional Analysis", được xuất bản trong "Proceedings
of the Steklov Institute of Mathematics", 1974, ISBN: 978-0-8218-3014-7.
Khi còn là sinh viên và cán bộ giảng
dạy trẻ của Khoa Toán-Cơ-Tin học, ĐH Tổng hợp HN, tôi đã nghe tin về cuốn sách
này và sau đó được nhì thấy bản tiếng Nga trong Thư viện Khoa và Trường. Tôi
không hiểu gì mấy về nội dung cuốn sách nhưng, cũng như nhiều người khác, tôi
rất trân trọng và khâm phục một thành tựu khoa học ở đỉnh cao.
Ngay lúc đó tôi cũng được biết GS
Phan Đình Diệu là nhà toán học Việt Nam đầu tiên ở Liên Xô (cũ) mà luận án
TS(KH) được đăng thành một tuyển tập riêng (228 trang) của Viện Toán học mang
tên V. A. Steklov. Điều mà tôi láng máng hiểu được là công trình này của GS
Phan Đình Diệu là những kết quả hệ thống, mới mẻ và rất quan trọng về toán học
kiến thiết.
2. GS.TSKH. Phan Đình Diệu đã có bài
viết rất hay trên Tạp chí "Toán học và Tuổi trẻ" (số 56, tháng
10-11/1970) giới thiệu về Bài toán thứ 10 do David Hilbert đề xuất năm 1900 tại
Paris. Sau một quá trình 70 năm "chạy tiếp sức" của nhiều nhà toán
học tài năng, người hoàn tất chặng đường cuối cùng năm 1970 là nhà toán học Nga
23 tuổi Iu. V. Matchiasevich (1974-), sinh viên của ĐHTH Saint Petersburg (CHLB
Nga).
Bài toán được phát biểu như sau:
"Hãy chỉ ra một phương pháp mà nhờ nó, sau một số hữu hạn các phép toán có
thể khẳng định rằng một phương trình Diophantine là có nghiệm nguyên hay
không". Phương trình Diophantine là phương trình có dạng P(x, y,..., z) =
0 trong đó P(x, y,..., z) là một đa thức với hệ số nguyên của các ẩn x, y, ...,
z và khi giải người ta chỉ tìm các nghiệm nguyên hoặc nghiệm nguyên không âm
của nó. (Như thế phương trình Fermat chỉ là một phương trình Diophantine đặc
biệt). Tiếc thay, câu trả lời cho bài toán Hilbert số 10 lại ở dạng phủ định:
Không tồn tại phương pháp chung để với mọi phương trình Diophantine cho trước,
có thể khẳng định được rằng nó có nghiệm nguyên hay không.
3. Khi trân trọng công trình khoa
học xuất sắc của người Bố, tôi cũng rất trân trọng tình cảm đối với Bố và đối
với khoa học của những người con, GS Phan Dương Hiệu và PGS Phan Thị Hà Dương.
Tôi đặc biệt quý trọng những người con, người cháu, những công dân biết trân
trọng, sưu tập, gìn giữ và phát huy những di sản văn hóa, khoa học, nghệ thuật,
..., do cha ông, dân tộc mình để lại. Đấy là những người con, người cháu, những
công dân hiếu nghĩa và có văn hóa cao.
4. Hai đồng nghiệp và tôi đã dịch
cuốn sách của A. D. Aczel từ tiếng Anh ra tiếng Việt "Câu chuyện hấp dẫn
về Bài toán Fermat", NXBGDVN, Hà Nội-2000 (178 trang, đến nay đã được tái
bản 6 lần). GS Phan Đình Diệu là một trong những người đầu tiên tôi gửi tặng
cuốn sách này. GS nói với tôi: "Cám ơn Nhung đã tặng mình cuốn sách về
Định lý lớn Fermat! Khi cuốn sách vừa đến tay, mình đã đọc một mạch chừng 2-3
tiếng đồng hồ liên tục, từ trang đầu đến trang cuối. Cuốn sách hay quá!"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét